|
|
|
|
|
|
|
Phật học Việt Nam thời hiện đại: Bản chất, hội nhập và phát triển=Contemporary Buddhist Studies in Vietnam: Nature, Integration, and Development |
|
|
|
Author |
Thích, Nhật Từ
;
Thích, Giác Duyên
;
Thích, Phước Đạt
;
Hoàng, Thu Hương
;
Thích, Chơn Không
;
Thích, Nhuận Lạc
|
Date | 2019 |
Pages | 794 |
Publisher | NXB Hồng Đức |
Publisher Url |
https://www.facebook.com/profile.php?id=100054228320697
|
Location | Hanoi, Vietnam [河內, 越南] |
Content type | 書籍=Book |
Language | 越南文=Vietnamese |
Note | Thích Nhật Từ sinh năm 1969 tại Sài Gòn. Thầy du học tại Ấn Độ năm 1994 và tốt nghiệp tiến sĩ triết học năm 2001. Thầy là người sáng lập "Hội Ấn Tống Đạo Phật Ngày Nay" và "Hội Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay". Đồng thời, Thầy cũng là tác giả và dịch giả của hơn 60 cuốn sách viết về Phật giáo, soạn dịch nhiều nghi thức tụng niệm thông dụng cho Phật tử tại gia, biên tập và xuất bản hơn 200 tác phẩm Phật học, Chủ nhiệm Đại tạng Kinh Việt Nam (Âm thanh). Hiện nay, Thầy là trụ trì của chùa Giác Ngộ và Chùa Tượng Sơn (Hà Tĩnh). |
Keyword | Phật giáo Việt Nam=越南佛教 |
Abstract | “Phật học Việt Nam thời hiện đại: Bản chất, hội nhập và phát triển” là tuyển tập các bài nghiên cứu trong diễn đàn của hội thảo học thuật cùng tên nhằm đánh dấu 35 năm thành lập HVPGVN tại TP.HCM do Hội đồng điều hành của Học viện tổ chức vào ngày 7/12/2019.
Tuyển tập này gồm có 51 bài tham luận của các Tăng Ni và học giả trong và ngoài nước. Đây là tác phẩm có nhiều bài viết nhất, liên hệ nhiều chủ đề phụ nhất, được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu giáo dục Phật giáo, nhằm góp phần xây dựng nền Phật học Việt Nam tiên tiến và ngang bằng với nền Phật học trên toàn cầu.
Vì chủ đề hội thảo có nội hàm phong phú, tuyển tập này khảo cứu truyền thống giáo dục Phật học tại Việt Nam, các phong trào Phật học tại Việt Nam, các nhân vật có công phát triển Phật học tại Việt Nam, các đề xuất cải cách Phật học tại Việt Nam và các nghiên cứu cũng như góp ý xây dựng HVPGVN tại TP.HCM.
Không chỉ dừng lại ở khái niệm “Phật học Việt Nam thời hiện đại”, quyển sách này còn nhấn mạnh đến tiến trình hội nhập và phát triển của nền Phật học Việt Nam sau khi thoát khỏi ách cai trị của thực dân Pháp trong 90 năm và chính sách cai trị thiên vị Thiên Chúa giáo, đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm trong 9 năm (1954-1963). Qua đó, gợi mở hướng phát triển bền vững nền Phật học Việt Nam và đóng góp nhiều hơn nữa cho giáo dục Việt Nam và giáo dục trên thế giới.
1. Về truyền thống giáo dục Phật học tại Việt Nam, các bài tham luận trong diễn đàn này đều nhấn mạnh tính kế thừa truyền thống và phát triển trong tương lai. HT. Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, trong bài nghiên cứu “Giáo dục Phật giáo: Sự kế thừa và phát triển” đã khái quát nền giáo dục Phật giáo tại Việt Nam trong thế kỷ XX gắn liền với phong trào chấn hưng Phật giáo tại nước nhà. Với vai trò lãnh đạo cao nhất của GHPGVN, Hòa thượng kêu gọi 4 Học viện, 9 trường Cao đẳng và 35 trường Trung cấp Phật học trên toàn quốc cần cải cách hơn nữa để một mặt, tạo dựng cho nền Phật học Việt Nam có tính hệ thống và tính sư phạm; mặt khác, năng động hơn trong hội nhập và phát triển thành nền Phật học có đẳng cấp trong khu vực và trên thế giới.
“Giáo dục Phật giáo: Sự kế thừa và phát triển” của HT. Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, ngoài việc nêu bật đặc điểm giáo dục Phật giáo, giới thiệu khái quát sự giáo dục đặc biệt của đức Phật dành cho các vị thánh A-la-hán trong giai đoạn đầu, sau khi ngài giác ngộ, còn nhấn mạnh mục tiêu giáo dục, tổ chức giáo dục, nội dung giáo dục Phật giáo. Tác giả điểm qua lịch sử giáo dục Phật giáo thời Lý – Trần và thời cận hiện đại như sự kế thừa để phát triển nền giáo dục Phật giáo vì mục đích khai sáng xã hội, mang lại hạnh phúc cho con người.
TT. Thích Phước Đạt, Phó Ban Giáo dục Phật giáo GHPGVN, qua bài “Giáo dục Phật giáo Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại” giới thiệu lịch sử giáo dục Phật giáo từ giáo dục tự viện, giáo dục Phật học viện đến giáo dục trường Đại học Phật giáo, cho thấy, lịch sử phát triển vượt trội của Phật học tại Việt Nam. Dầu thích ứng với phương pháp giáo dục thế học, nền giáo dục Phật học không nhằm nhồi nhét kiến thức, mà nhấn mạnh sự phát triển tâm linh, đạo đức, thiền định, trí tuệ là những mục tiêu chính.
PGS.TS. Nguyễn Công Lý trong bài “Giáo dục Phật giáo ở Việt Nam thời hiện đại” trình bày những điểm cơ bản nhất của nền giáo dục Phật học tại Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XX, giai đoạn 1945-1975 và giai đoạn 1975 đến nay. Qua đó, tác giả kiến nghị lãnh đạo Phật giáo cần cải cách nền Phật học Việt Nam để phát triển giáo dục Phật giáo theo hướng bền vững.
ĐĐ. Thích Nhuận Lạc với bài viết “Giáo dục Phật giáo Việt Nam từ lịch sử đến hiện đại” đã giới thiệu lịch sử giáo dục Phật giáo trong thời Bắc thuộc, thời Trung đại, thời Pháp thuộc và phong trào chấn hưng Phật giáo dẫn đến sự ra đời của Đại học Vạn Hạnh. Trong lịch sử đồng hành với dân tộc, giáo dục Phật giáo thể hiện các tính chất nhân bản, dân tộc và khai phóng.
Bàn về “Giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay” Th |
Table of contents | Lời giới thiệu - HT. Thích Trí Quảng Giáo dục Phật giáo: Mục tiêu và những giải pháp thực hiện - TS.TT. Thích Đức Thiện Đề dẫn Hội thảo - TS.TT. Thích Nhật Từ - I - PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN Truyền thống Giáo dục Phật học tại Việt Nam.. 1. Giáo dục Phật giáo: Sự kế thừa và phát triển - HT. Thích Thiện Nhơn. 2. Giáo dục Phật giáo: Sự kế thừa và phát triển - HT. Thích Giác Toàn 3. Giáo dục Phật giáo Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại - TS.TT. Thích Phước Đạt 4. Giáo dục Phật giáo ở Việt Nam thời hiện đại - PGS.TS. Nguyễn Công Lý 5. Giáo dục Phật giáo Việt Nam từ lịch sửđến hiện tại - ĐĐ. Thích Nhuận Lạc. 6. Giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay: Giá trị và đặc điểm - NCV. Nguyễn Văn Quý 7. Giáo dục Phật học thời hiện đại - TT.TS. Thích Nguyên Hạnh...69 8. Giáo dục Phật giáo trong thời đại hội nhập và phát triển - HT. Thích Minh Thiện Các phong trào Phật học tại Việt Nam. 9. Tăng sĩ dưới triều Nguyễn và yêu cầu đổi mới giáo dục Phật giáo thời cận đại - TS. Nguyễn Duy Phương 10. Từ cuộc kháng chiến chống Pháp, nhìn nhận về giáo dục lòng yêu nước của Phật giáo Việt Nam - Thích Nhuận Lạc. 11. Mười năm của Viện Đại học Vạn Hạnh - TS.TT. Thích Minh Thành109 12. Công tác giáo dục và đào tạo tăng tài của Hội Lưỡng Xuyên Phật học (1934 - 1945) - TS. Dương Thanh Mừng 13. Tư tưởng Phật học của “Hội An Nam” trong phong trào chấn hưng Phật giáo tại Trung Kỳ - NCS.SC. Thích Nữ Nhuận Bình.145 14 Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay - TS. Dương Hoàng Lộc Các nhân vật có công phát triển Phật học tại Việt Nam. 15. Chân dung các vị có công phát triển Giáo dục Phật học tại miền Nam Việt Nam thời cận đại - TT. Thích Thông Thiền 16. Hòa thượng Tố Liên và công tác giáo dục Tăng Ni - Nguyễn Đại Đồng 17 Hòa thượng Giác Tiên tiên phong trong giáo dục Phật học tại Trung Kỳ - Phan Thanh Việt 18. Hòa thượng Thích Từ Phong và giáo dục Phật học Việt Nam thời hiện đại - TS.SC. Thích nữ Niệm Huệ 19. Lê Đình Thám và ý thức đưa đạo vào đời trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ 1932 - Hồ Tiểu Ngọc. 20. Nhìn từ “một thời”: Kính tưởng nhớ Hòa thượng Minh Châu - HT. Thích Phước Sơn. 21. Sự nghiệp vĩ đại của Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu- Chơn Tâm - Lương Châu Phước. 22. Giáo sư Minh Chi chân dung một nhà nghiên cứu Phật học tận tụy - ThS. Võ Văn Thành 23. Hòa thượng Thích Giác Toàn và giáo dục Phật giáo Việt Nam - TS.TT. Thích Giác Duyên - II - ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM 24. Giáo dục Phật học tại Việt Nam: Nhu cầu cải cách toàn diện - TS.TT. Thích Nhật Từ 25. Cơ hội và thách thức đối với giáo dục Phật giáo đương đại - PGS. TS. Đỗ Thu Hà. 26. Nâng cao giáo dục và đào tạo Phật pháp để phát triển Phật giáo Việt Nam - ĐĐ. Thích Minh Tấn & GS. TS. Dương Vương. 27. Thiền và giáo dục Đại học Việt Nam thời hội nhập - TS.TT. Thích Tâm Đức. 28. Bổ sung học phần toán học vào chương trình đào tạo Phật học ở các Học viện Phật giáo Việt Nam - TS.TT. Thích Nguyên Đạt 29. Định hướng phát triển chương trình Anh văn Phật pháp vào các trường Phật học tại Việt Nam - Hà Thị Kim Chi 30. Phật học Việt Nam thời hiện đại: Xây dựng chuyên ngành quan hệ đối ngoại Phật giáo - TS.ĐĐ. Thích Thanh Tâm 31. Thuyết kiến tạo cho giáo dục Phật giáo Việt Nam thời hiện đại - ThS. SC. Thích Nữ Viên Hiếu 32. Tôn giáo học sinh thái trong chương trình giáo dục Phật học ở Việt Nam hiện nay - TS. Trần Kỳ Đồng. 33. Công tác xã hội trong Phật giáo: Chuyên ngành đào tạo mới trong bối cảnh Phật giáo nhập thế - PGS.TS. Hoàng Thu Hương. 34. Tầm quan trọng của Văn hóa Phật giáo Việt Nam đối với nền giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay - TS.ĐĐ. Thích Hạnh Tuệ & TS.SC. Thích Nữ Thanh Quế. 35. Đổi mới phương pháp giảng dạy yêu cầu cấp thiết với các trường Trung cấp Phật học ở Việt Nam - ĐĐ. Thích Viên Tâm 36. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức Phật giáo Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0 - Nguyễn Văn Tuân 37. Cần nhận |
ISBN | 9786048928537 (pbk); 604892853X (pbk) |
Related reviews | - Book Review: Phật học Việt Nam thời hiện đại: Bản chất, hội nhập và phát triển Edited by Thích Nhật Từ / Huỳnh, Cao Nhựt Quang
|
Hits | 114 |
Created date | 2023.08.01 |
Modified date | 2023.11.14 |
|
Best viewed with Chrome, Firefox, Safari(Mac) but not supported IE
|
|