|
|
|
|
|
|
Author |
Sogyal Rinpoche (著)
;
Thích Nữ, Trí Hải (譯)
|
Edition | 3rd edition |
Date | 2016.08 |
Pages | 566 |
Publisher | Nhà xuất bản Hồng Đức |
Publisher Url |
https://www.facebook.com/profile.php?id=100054228320697
|
Location | Hanoi, Vietnam [河內, 越南] |
Content type | 書籍=Book |
Language | 越南文=Vietnamese |
Keyword | 藏傳佛教; 死亡; 宗教哲學 |
Abstract | Trong tác phẩm này, Sogyal Rinpoche tập trung vào các vấn đề làm sao để hiểu ý nghĩa thực thụ của sự sống, làm sao để chấp nhận cái chết, làm sao để giúp đỡ người sắp chết, và người đã chết. Chết là một phần tự nhiên của sự sống mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu, không sớm thì muộn. Có hai cách để xử lý với cái chết trong khi ta còn sống: hoặc là tảng lờ, hoặc là chạm trán với nó. Bằng cách tư duy sáng suốt về nó, ta cố giảm thiểu những khổ đau mà cái chết có thể mang lại. Tuy nhiên, trong cả hai cách, không cách nào chúng ta có thể chiến thắng được sự chết.
Là một phật tử, xem cái chết là chuyện bình thường, là một thực tại mà mình phải chấp nhận khi còn hiện hữu trên trái đất này. Đã biết không thể nào thoát khỏi, thì còn lo lắng mà làm gì. Tác giả có khuynh hướng nghĩ đến sự chết cũng như thay bộ y phục khi đã cũ mòn, hơn là một cái gì đó hoàn toàn chấm dứt. Tuy vậy, cái chết không thể biết trước vì ta không biết được khi nào cái chết đến, và mình sẽ chết như thế nào. Bởi thế, tốt hơn cả là ta hãy dự phòng một số việc trước khi cái chết thực sự xảy ra.
Đương nhiên là phần đông trong chúng ta đều muốn có một cái chết yên ổn. Nhưng một điều cũng hiển nhiên nữa là, ta không thể hy vọng chết một cách thanh bình nếu đời sống của mình đầy những bạo hành, hoặc nếu tâm ta thường dao động vì những cảm xúc mạnh như giận dữ, ái luyến hay sợ hãi. Bởi thế, nếu muốn chết yên, ta phải học cách sống tốt. Nếu mong có đọc một cái chết an lành, thì ta phải trau luyện sự bình an trong tâm và trong lối sống của mình.
Lúc chết thực sự cũng là lúc mà những kinh nghiệm nội tâm có lợi và sâu sắc nhất có thể xảy ra. Do thường thực tập tiến trình chết trong khi Thiền định, một Thiền giả tu cao có thể sử dụng lúc chết của mình để đạt những chứng ngộ lớn lao. Đấy là lý do những hành giả có kinh nghiệm thường nhập định vào lúc họ chết. Một dấu hiệu của sự đắc đạo nơi họ là thi thể họ thường không thối rửa sau khi đã chết rất lâu, trên phương diện lâm sàng.
Điều quan trọng nhất là, tránh làm điều gì khiến cho tâm người sắp chết thêm rối loạn. Mục đích trước nhất của chúng ta giúp người sắp chết là làm cho họ được thoải mái. Có nhiều cách để làm việc này. Với người đã quen việc tu tập, nếu khi họ sắp chết mà tự nhắc nhở chuyện tu hành, tinh thần họ có thể thêm phấn chấn. Một lời trấn an đầy tự ái của ta có thể gợi cho người sắp chết một thái độ bình an, thoải mái. |
Table of contents | Lời giới thiệu của Đạt Lai Lạt Ma 5 Lời tác giả 8 Lời nói đầu 14 PHẦN I: SỐNG Trong tấm gương của cái chết 18 Sự vô thường 36 Suy ngẫm và thay đổi 55 Bản chất của tâm 75 Thấu triệt chân tâm 97 Tiến hóa nghiệp chướng và tái sinh 137 Bardo và những bản chất khác 166 Đời này: bardo tự nhiên 179 Con đường tinh thần 201 Bản chất thâm sâu nhất 235 PHẦN II: CÁI CHẾT 263 Lời khuyên chân thành để giúp đỡ những ai sắp chết 263 Lòng trắc ẩn: viên ngọc ước 283 Giúp đỡ tinh thần cho người sắp chết 313 Những phép rèn luyện cho người sắp chết 332 Tiến trình của sự chết 360 PHẦN III: CHẾT VÀ TÁI SINH 378 Nền tảng 378 Ánh sáng nội tại 397 Bardo của sự hình thành 415 Giúp đỡ sau khi chết 432 Kinh nghiệm lúc sắp chết: một nấc thang lên thiên đường 460 PHẦN I: KẾT LUẬN 486 Quá trình toàn diện 486 Bầy tôi của hòa bình 510 Phụ lục I: Những người thầy của tôi 526 Phụ lục II: Những câu hỏi về Cái chết 532 Phụ lục III: Hai câu chuyện 544 Phụ lục IV: Hai câu thần chú 557 |
ISBN | 8935074109408 (pbk) |
Hits | 122 |
Created date | 2023.12.01 |
Modified date | 2023.12.14 |
|
Best viewed with Chrome, Firefox, Safari(Mac) but not supported IE
|
|
|