Site mapAbout usConsultative CommitteeAsk LibrarianContributionCopyrightCitation GuidelineDonationHome        

CatalogAuthor AuthorityGoogle
Search engineFulltextScripturesLanguage LessonsLinks
 


Extra service
Tools
Export
Tính Giác Sống Động: Những chỉ dẫn về tâm của Khenpo Gangshar=鮮活的覺性:堪布岡夏的心性教言=Vivid Awareness: The Mind Instructions of Khenpo Gangshar
Author Khenchen Thrangu (著) ; Hoàng Lan (譯)
Date2020.11
Pages418
PublisherNhà xuất bản Hà Nội=Hanoi Publishing House
Publisher Url https://sachdientu.nxbhanoi.com.vn/
LocationHanoi, Vietnam [河內, 越南]
Content type書籍=Book
Language越南文=Vietnamese
Keyword第9世堪千創古仁波切; 藏傳佛教; 佛教修持; 大圓滿; 大手印
Abstract“Khenchen Thrangu Rinpoche công nhận những giáo lý này cứu sống cuộc đời Ngài. Những giáo lý này cũng có thể giúp đỡ cuộc đời bạn – mang lại cho bạn những công cụ để ổn định tâm ngay trong những hoàn cảnh thách thức và đáng sợ nhất.” − Pema Chodron.

ĐÂY LÀ BẢN CHẤT của sự sống mà chúng ta gặp phải trong nhiều tình huống khác nhau. Đôi khi, mọi thứ diễn ra tốt đẹp trong một thời gian. Đôi khi không, và chúng ta cảm thấy không thỏa mãn, đau khổ hay thậm chí là cùng quẫn. Đôi khi, mọi thứ có vẻ tốt đẹp bên ngoài, nhưng chúng ta vẫn không thể tìm thấy hạnh phúc và sự thoải mái lâu dài từ bên trong. Đó chính là bản chất của samsara (sinh tử luân hồi), và việc ta muốn tìm giải thoát là chuyện tự nhiên.

Đây là lý do tại sao Đức Phật dạy Pháp nói chung, và cụ thể tại sao Ngài dạy những chỉ dẫn về tâm – những chỉ dẫn làm thế nào để ngừng chú ý ra bên ngoài, tới tất cả những điều đã khiến ta xao lãng, khơi gợi những phản ứng tiêu cực, và thay vào đó ta nhìn vào tính giác sống động và sáng tỏ bên trong, đây là bản tính của tâm chúng ta. Những chỉ dẫn này được truyền từ thầy xuống đệ tử trong nhiều truyền thống Phật giáo, bao gồm cả Đại Ấn và Đại Toàn Thiện, và đôi lúc, có một vị thầy sẽ chỉnh sửa những chỉ dẫn phù hợp với thời điểm và hoàn cảnh của riêng mình. Một bậc thầy như là Khenpo Gangshar Wangpo, người sinh vào giữa những năm 1950 đã thấy trước những khó khăn sẽ đến với Tây Tạng và biết rằng Người phải truyền dạy những chỉ dẫn này nhằm giúp đỡ những người sẽ sớm ngập chìm trong biến loạn. Một trong những người đó là Khenchen Thrangu Rinpoche.

Thrangu Rinpoche đã gặp Khenpo Gangshar vào mùa hè năm 1957 khi Khenpo Gangshar tới Tu viện Thrangu ở miền đông Tây Tạng. Trong thời gian ở đó, Khenpo Gangshar đã truyền dạy những chỉ dẫn này. Đây là tinh túy của những điểm cốt lõi trong những thực hành của cả Đại Ấn và Đại Toàn Thiện. Sau này, chúng được viết ra, đầu tiên là dưới dạng văn bản ngắn, sau đó thì dài hơn, với tên gọi là: “Giải Thoát Một Cách Tự Nhiên Bất Cứ Điều Gì Con Gặp”. Điều khiến chúng có ích trong thời đại của chúng ta là Khenpo Gangshar đã trình bày theo một cách dễ hiểu với bất kỳ ai và họ có thể đưa vào thực hành. Mặc dù những bậc thầy vĩ đại, bao gồm cả Chogyam Trungpa Rinpoche và Tulku Urgyen Rinpoche, đều là học trò của Khenpo Gangshar, chỉ còn lại một số ít những vị thầy còn sống, những người đã được nghe Khenpo Gangshar trao truyền trực tiếp những chỉ dẫn này bằng giọng của chính Ngài. Điều đó khiến cho những lời dạy của Thangru Rinpoche trở nên đặc biệt quý báu: chúng là mối liên kết trực tiếp và sống động giữa chúng ta với một vị thầy năng động, mạnh mẽ, mà những lời dạy của Ngài đã làm lợi ích vô số người trong những thời gian khó khăn ở Tây Tạng và hơn thế nữa.

Vào năm 2007, Khenchen Thrangu Rinpoche đã dạy những chỉ dẫn về tâm của Khenpo Gangshar trong bốn dịp khác nhau. Mặc dù trước đây, Ngài không thường xuyên giảng dạy về chúng và nói rằng đây là những giáo lý quan trọng nhất mà Ngài đã thọ nhận trong cuộc đờimình. Chúng là những gì hữu ích nhất cho Ngài trong nhiều giai đoạn phải đối mặt với những khó khăn lớn nhất, và Rinpoche đã trình bày cách để chúng có thể giúp ích cho bất kỳ ai trong cả những thời điểm tốt hay xấu. Điều toả sáng xuyên suốt tất cả những giáo lý này là lòng tin sâu sắc của Rinpoche vào hiệu quả của những chỉ dẫn này cũng như lòng sùng mộ của Ngài đối với Khenpo Gangshar.

Mỗi lần Rinpoche truyền dạy, Ngài nhấn mạnh những điểm khác nhau và trích dẫn từ nhiều nguồn, không chỉ để giảng giải về những chỉ dẫn mà còn để cho thấy chúng có liên hệ như thế nào tới các lĩnh vực khác trong những quan điểm và phương pháp thực hành Phật giáo.

Cuốn sách “Tính giác sống động” kết hợp tất cả những lời dạy của Ngài thành một bài trình bày kỹ lưỡng và đầy đủ. Nó bắt đầu bằng mô tả của Rinpoche về lịch sử và những hoàn cảnh mà Khenpo Gangshar đã truyền giảng, và sau đó, đi qua tất cả các điểm mà Khenpo đã chỉ dẫn, bao gồm những bước thực hành sơ bộ chung mà chúng
Table of contentsGiới thiệu sách………………………………………………………………….. 7

Lời nói đầu ………………………………………………………………………. 9

Giới thiệu của dịch giả…………………………………………………….. 13

Dẫn nhập……………………………………………………………………….. 19

PHẦN MỘT: Những lời khuyên hữu dụng trong những thời điểm tốt và xấu

Những lời sấm truyền của miền đất bí mật ………………… 25
Biết rõ may mắn của bản thân ……………………………………. 53
Những thực hành sơ bộ chung …………………………………… 71
PHẦN HAI: Thiền phân tích của một học giả (Pandita)

Nền tảng nghiệp, nguyên nhân và kết quả ………………….. 97
Tầm quan trọng của tâm……………………………………………127
Những hiện tướng và tâm …………………………………………155
Nhìn thẳng vào tâm…………………………………………………..183
Tóm tắt thiền phân tích của một học giả……………………207
PHẦN BA: Thiền an nghỉ của một Kusulu (kẻ khờ)

Lòng sùng mộ và tính ổn định…………………………………..215
Đi thẳng vào thiền định…………………………………………….229
Những lợi ích của thiền định của kẻ khờ Kusulu……….249
Phân biệt giữa tâm và tính giác………………………………….285
PHẦN BỐN: Thực thi trong đời sống của chúng ta

Lấy những hoàn cảnh trong đời sống của chúng ta làm con đường…………………..309
Lấy vui và buồn làm con đường…………………………………319
Lấy đau đớn và bệnh tật làm con đường ……………………325
Lấy những phiền não và cảm xúc làm con đường………331
Lấy trung ấm (Bardo) làm con đường ……………………….361
Lời kết……………………………………………………………………….381
Phụ lục: Những bản văn của Khenpo Gangshar

Những chỉ dẫn tâm ngắn gọn được gọi là giải thoát một cách tự nhiên bất cứ điều gì con gặp……………………………………….391

“Giải thoát một cách tự nhiên bất cứ điều gì con gặp: Những chỉ dẫn dìu dắt con trên con đường uyên thâm” ……………………… 395
ISBN9786045574270 (pbk)
Hits135
Created date2023.12.06
Modified date2023.12.06



Best viewed with Chrome, Firefox, Safari(Mac) but not supported IE

Notice

You are leaving our website for The full text resources provided by the above database or electronic journals may not be displayed due to the domain restrictions or fee-charging download problems.

Record correction

Please delete and correct directly in the form below, and click "Apply" at the bottom.
(When receiving your information, we will check and correct the mistake as soon as possible.)

Serial No.
688550

Search History (Only show 10 bibliography limited)
Search Criteria Field Codes
Search CriteriaBrowse