Site mapAbout usConsultative CommitteeAsk LibrarianContributionCopyrightCitation GuidelineDonationHome        

CatalogAuthor AuthorityGoogle
Search engineFulltextScripturesLanguage LessonsLinks
 


Extra service
Tools
Export
Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ: Cẩm Nang Của Người Tu Thiền=Mindfulness, Bliss, and Beyond: A Meditator's Handbook
Author Ajahn Brahm (著) ; Nguyên Nhật Trần Như Mai (譯)
Date2010
Pages457
PublisherNhà xuất bản Tôn Giáo=Religion Publisher
LocationHanoi, Vietnam [河內, 越南]
Content type書籍=Book
Language越南文=Vietnamese
Note1. 中文版本:禪悅:快樂呼吸十六法(出版社:橡實文化。出版日期:2007/12/05)
2. 中文版本:快樂呼吸十六法:進入禪悅的境界(出版社:橡實文化。出版日期:2019/05/06)


KeywordThiền Định=禪定; Tứ Niệm Xứ=四念住; Giác Ngộ=覺悟
AbstractXin mời độc giả đọc thật kỹ cuốn Cẩm Nang Tu Thiền này. Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á.

Dù bạn là người mới bắt đầu thiền tập hay là một hành giả đã hành thiền nhiều năm mà vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, thì đây chính là cuốn sách “gối đầu giường” của bạn.

Dù bạn chỉ muốn hành thiền để giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống chứ không có nguyện vọng tiến xa hơn, hay bạn là một hành giả ngiêm túc muốn đi theo con đường Thiền Định của Đức Phật để đạt được giác ngộ giải thoát, bạn sẽ thấy cuốn sách này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bạn. Với kinh nghiệm hướng dẫn hành thiền trên 25 năm. Thiền sư Ajahn Brahm sẽ giải tỏa nhiều thắc mắc, những chướng ngại mà thiền sinh thường mắc phải, để giúp bạn đạt được mục tiêu, nếu bạn kiên nhẫn thực hành theo đúng lời hướng dẫn của ngài.

Trong sách này, Thiền sư Ajahn Brahm trình bày phương pháp thực hành con đường Thiền định mà Đức Phật đã hành trì để đắc quả Giác Ngộ Giải Thoát. Ngài hướng dẫn từng bước thiền tập từ thấp đến cao, thật rõ ràng, mạch lạc và khoa học, dựa trên nền tảng Kinh Quán Niệm Hơi Thở (Ānāpānasati) và Kinh Niệm Xứ (Santipatthāna) là hai bài kinh vô cùng căn bản và quan trọng, vẫn được xem là trái tim của Thiền Định Phật giáo. Độc giả sẽ tìm thấy nhiều khám phá mới lạ về cuộc hành trình tâm linh tiến vào các tầng Thiền (Jhanas) qua kinh nghiệm tu chứng của Thiền sư mà từ trước đến nay ít có sách Thiền nào đề cập với đầy đủ chi tiết như thế.

Tôi đã có phước duyên được tu học Phật pháp và thực hành Thiền Định dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Ajahn  Brahm qua nhiều khóa tu thiền ẩn cư tại Melbourne và Perth  (Tây Úc). Với phong cách vui vẽ, cởi mở và óc hài hước đặc biệt của người Tây Phương, cùng với biện tài vô ngại, những buổi thuyết giảng Phật pháp của ngài luôn luôn thu hút đông đảo thin1g giả đến dự chật ních giảng đường, có khi lên đến hằng ngàn người, đa số trí thức và thanh niên sinh viên đủ các sắc tộc Á, Âu, Úc, Mỹ… Đây là điều hiếm thấy ở Tây phương.

Ai đã  từng đến dự các buồi giảng pháp của Thiền sư Ajahn Brahm đều không quên những tràng cười thoải mái của thính chúng mỗi khi nghe ngài kể những câu chuyện dí dõm, hài hước để minh họa bài giảng. Bởi thế, hiện nay ngài là một Thiền sư Tây phương danh tiếng được rất nhiều người ái mộ. Ngài đã được mời thuyết giảng Phật pháp và hướng dẫn hành thiền tại các trường đại học, các hội nghị thế giới, cũng như các đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo khắp nước Úc cũng như các nước Đông Nam Á và Tây Âu.

Thiền sư Ajahn Brahm là một biểu tượng của “an lạc và hạnh phúc trong buông xả tận cùng”. Hiện nay, ngài vẫn tiếp tục du hành khắp nơi để chia sẻ niềm an lạc ấy cho tất cả những ai muốn đi theo con đường Thiền Định của Đức Phật.

Bản thân tôi đã tu tập theo sự hướng dẫn của ngài và cảm nhận được nhiều lợi lạc và tiến bộ, nên đã phát nguyện phiên dịch cuốn sách này, trước là để cúng dường tạ ơn Tam Bảo, sau là để giới thiệu với độc giả Việt Nam một cuốn sách quý, với mong ước đem lại một luồng gió mới cho rừng Thiền hiện nay ở hải ngoại cũng như ở Việt Nam, để hành giả Việt Nam có dịp tiếp cận với phương pháp hướng dẫn Thiền tập của một Tiền sư danh tiếng của Tây Phương.

Trong lúc phiên dịch, tôi đã nghĩ đến các bạn trẻ, nên đã cố gắng sử dụng càng ít thuật ngữ Phật học Hán Việt càng tốt, và cố gắng diễn đạt bằng thứ tiếng Việt trong sáng, dễ hiểu. Tuy nhiên, có nhiều thuật ngữ Phật học Hán Việt vốn đã được phổ biến rộng rãi và trở nên quen thuộc trong giới Phật tử Việt Nam, thì tôi vẫn tiếp tục sử dụng.

Mặc dù đã cố gắng hết sức chuyển đạt thật trung thành tư tưởng của tác giả bằng một văn phong dễ hiểu, chắc chắn tôi cũng không tránh khỏi vụng về sai sót, kính mong các bậc Thầy cùng quý vị thiện trí thức vui lòng chỉ giáo, để lần  sau in lại,  bản dịch sẽ được hoàn hảo hơn. Tôi xin chân thành cảm tạ.

Tôi xin thành k
Table of contentsĐôi nét tiểu cử Thiền sư Ajahn Brahm 9
Lời giới thiệu của Jack Kornfield 11
Lời giới thiệu của người dịch 13
Lời cảm tạ của tác giả 17
Chữ viết tắt 19
Giới thiệu tổng quát về Thiền Định 21

Phần I: An Lạc của Thiền Định
1- Căn bản pháp Hành Thiền I 29
Một nền tảng vững chắc sử dụng bốn giai đoạn đầu tiên của thiền tập
2- Căn bản pháp Hành Thiền II 48
Ba giai đoạn cao cấp của thiền tập, trong đó hơi thở trở nên tuyệt đẹp
3- Những chướng ngại trong Hành Thiền I 65
Hai chướng ngại đầu tiên trong năm chướng ngại cản trở chúng ta tiến đến các trạng thái thiền định sâu hơn – tham dục và sân hận
4- Những chướng ngại trong Hành Thiền II 80
Ba chướng ngại còn lại – hôn trầm thụy miên, trạo hối và nghi
5- Phẩm chất của Chánh Niệm 101
Chánh niệm, người gác cổng, và làm thế nào để chúng ta có thể thành công trong hành thiền
6- Sử dụng sự đa dạng để tạo hứng thú cho hành thiền 119
Những phương pháp hành thiền làm tâm vui thích, hết buồn chán và tạo hoan hỷ
7- Hơi thở tuyệt đẹp 144
Đạt đến những trạng thái thiền định thâm sâu – nhập các tầng thiền – và tuệ giác về giác ngộ
8- Bốn trọng tâm của Chánh Niệm / Tứ Niệm Xứ 178
Sử dụng Tứ Niệm Xứ để đạt đến hạt bảo châu trong lòng hoa sen

Phần 2: Hỷ Lạc và Tiến Đến Bờ Giác Ngộ
9- Nhập Sơ Thiền: Hỷ Lạc 215
Hơi thở tuyệt đẹp khởi đầu cuộc hành trình
10- Nhị Thiền: Hỷ Lạc tiếp nối Hỷ Lạc 231
Định Tướng, cánh cửa tiến vào Định
11- Tam Thiền: Hỷ Lạc, Hỷ Lạc, và Hỷ Lạc tiếp nối nhau 257
Làm thế nào để nhập Định, và cảm nghiệm nhập Định như thế nào
12- Bản chất của Tuệ Giác 289
Những gì cản trở chúng ta thấy sự vật đúng như thật.
Tâm khám phá sự thật như thế nào sau khi được Định tăng cường uy lực
13- Tuệ Giác Giải Thoát 307
Tuệ giác làm thay đổi tất cả và đưa chúng ta đến kinh nghiệm làm giác ngộ
14- Giác Ngộ: Nhập Vào Dòng Thánh 347
Giác ngộ là gì, và cảm nghiệm đầu tiên về Niết Bàn – chứng quả Nhập Lưu
15- Tiến đến Giác ngộ hoàn toàn 378
Bốn giai đoạn giác ngộ, làm thế nào để biết một người đã giác ngộ

Kết luận: Buông xả đến tận cùng 415
Tầm quan trọng của buông xả, những dính mắc và trở ngại chúng ta có thể gặp, và làm thế nào để vun bồi an vui hạnh phúc trong cuộc sống bận rộn của chúng ta.
Chú thích 446
Tài liệu tham khảo 452
Hits40
Created date2023.12.31
Modified date2024.03.13



Best viewed with Chrome, Firefox, Safari(Mac) but not supported IE

Notice

You are leaving our website for The full text resources provided by the above database or electronic journals may not be displayed due to the domain restrictions or fee-charging download problems.

Record correction

Please delete and correct directly in the form below, and click "Apply" at the bottom.
(When receiving your information, we will check and correct the mistake as soon as possible.)

Serial No.
690107

Search History (Only show 10 bibliography limited)
Search Criteria Field Codes
Search CriteriaBrowse