Site mapAbout usConsultative CommitteeAsk LibrarianContributionCopyrightCitation GuidelineDonationHome        

CatalogAuthor AuthorityGoogle
Search engineFulltextScripturesLanguage LessonsLinks
 


Extra service
Tools
Export
Kinh Tế Học Phật Giáo: Một Hướng Đi Minh Triết Cho Ngành Kinh Tế Chính Trị
Author Brown, Clair (著) ; Thích, Thiện Chánh (譯)
Date2020
Pages358
PublisherNhà xuất bản Tri Thức=Knowledge Publishing House
Publisher Url https://nxbtrithuc.com.vn/
LocationHanoi, Vietnam [河內, 越南]
Content type書籍=Book
Language越南文=Vietnamese
Note英文版題名:Buddhist Economics: An Enlightened Approach to the Dismal Science
KeywordKinh tế học -- Triết học; Buddhist Economics; Kinh Tế Học Phật Giáo; 佛教經濟學
AbstractChúng ta sống như thế nào và hạnh phúc như thế nào đều do kinh tế tác động. Thế nhưng, hầu hết mọi người đều phớt lờ việc tìm hiểu kinh tế học, mặc dù nó có một sức mạnh đầy uy lực trong đời sống và tương lai của chúng ta.

Có hai thách thức mang tính toàn cầu lớn nhất của chúng ta, đó là: Trái Đất nóng lên và thu nhập không đồng đều. Những nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu của Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng chúng ta cần phải tránh việc hủy diệt hành tinh này và thay đổi cách sống của chúng ta, nếu không sẽ không còn kịp nữa. Thu nhập không đồng đều giống ở thời đại Kim tiền (Gilded Age)[1], những nhà kinh tế học cảnh báo rằng chính trị biến động sẽ làm gia tăng tình trạng thu nhập không đồng đều.

Cả hai thách thức này đều bị tác động sâu bởi kinh tế. Để vượt qua điều này đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại toàn bộ hệ thống kinh tế, đời sống và những vấn đề liên quan đối với chúng ta. Chúng ta phải học cách để sống hài hòa với thiên nhiên và với mọi người.

Tôi là một nhà nghiên cứu kinh tế ở Đại học California, Berkeley, tôi phát tâm trọn đời quy y Phật giáo đã được mười năm. Vừa là một giáo sư kinh tế, vừa là một người tu tập theo Phật giáo, đôi khi tôi đã rơi vào tình trạng nan giải mất kết nối giữa kinh tế của thị trường tự do và lợi lạc của thế giới chân thật.

Kỉ nguyên này đã cho thấy những sự bất công rất lớn trong kinh tế và sự uy hiếp hủy hoại môi trường, còn đời sống có vài phương tiện phong phú, thoải mái hơn và giảm bớt nghèo khó thì rõ ràng chưa thỏa đáng.

Kinh tế thị trường tự do có vẻ tạo ra hiệu quả kinh tế tối ưu nhất và con người có được nguồn lợi để thỏa mãn đời sống. Trong cách đo lường lợi ích quốc gia, kinh tế chỉ tập trung vào lợi nhuận và tiêu dùng, đồng thời ngăn chặn sự phát sinh lợi ích qua nhiều áp lực để xác định cuộc sống hiện đại của chúng ta.

Liệu một tín đồ Phật giáo có thể quan sát kinh tế, phải chăng trong đó con người được xem là quan trọng hơn sản phẩm, và sống ý nghĩa giá trị hơn sống hoang phí hay không? Tôi đã bắt đầu muốn tìm hiểu chúng.

Khi đang nghĩ về việc làm thế nào để tái cơ cấu kinh tế theo quan điểm Phật giáo thì nguồn cảm hứng ấy được tiếp sức khi tôi bắt đầu tiếp cận Phật giáo với một bậc thầy từ bi và trí tuệ ở tu viện Nyingma tại Berkeley. Sau đó, một thiền đường của Phật giáo Tây Tạng đã được thành lập cách nhà tôi không xa mấy. Chồng tôi và tôi đã sắp xếp công việc đến nghe sư Anam Thubten Rinpoche thuyết giảng (một vị Lama Phật giáo Tây Tạng) và bắt đầu thực hành theo vị thầy này. Khi tôi tiếp cận những khái niệm nhân duyên, từ bi và chánh mạng (làm ăn chân chính), tôi tự hỏi rằng “Làm thế nào mà đức Phật đã dạy một con đường kinh tế minh triết như thế?”.

Bốn năm trước, tôi đã rất hứng thú dạy cho sinh viên năm thứ hai ở Berkeley về kinh tế học Phật giáo, một phần là để phát triển tư duy của tôi về chủ đề này. Những sinh viên ở đó hăng say đặt câu hỏi về thu nhập không đồng đều, chỉ số hạnh phúc và khả năng bền vững, những điều này đã cho tôi biết cái mà tôi đã hoài nghi: bạn không cần là một chuyên gia kinh tế hoặc là người chuyên tu trong Phật giáo để liên kết với giáo lí bằng lập luận rằng Phật giáo có thể kết nối tâm linh của con người và kinh tế tạo nên lợi ích, hạnh phúc cho nhân loại.

Là một Phật tử và là một giáo sư kinh tế học, tôi tham dự vào bài hợp xướng của những nhà kinh tế đòi hỏi liệu có một con đường cho kinh tế được điều hành bởi tham vọng và động cơ bất chính rồi tuyên bố thách thức với sự tàn phá môi trường, thu nhập không cân đối và khổ đau cá nhân hay chăng?
Table of contentsGiới thiệu  

Xây dựng hạnh phúc 

Không có thời gian để lãng phí

Kinh tế học Phật giáo không chỉ dành riêng
cho tín đồ Phật giáo hoặc cho những nhà kinh tế học 

Thực hành chánh niệm

Hãy cùng nhau tạo nên sự chuyển hóa 

Chương 1
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN MỘT MÔ HÌNH KINH TẾ TOÀN DIỆN  

Chương 2
KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO LÀ GÌ? 

Ba yếu tố của con đường Phật giáo đối với kinh tế 

Hạnh phúc 

Hành vi cá nhân trong kinh tế học Phật giáo 

Hướng đi cho cộng đồng và quốc gia 

Tài sản bên ngoài và tài sản bên trong 

Chương 3
SỰ TƯƠNG QUAN QUA LẠI GIỮA MỌI NGƯỜI 

Để trở nên hạnh phúc 

Quá nhiều sự chọn lựa 

Lợi nhuận và hạnh phúc 

Lợi ích vật chất 

Tại sao chúng ta phải lao động quá vất vả? 

Diệt trừ khổ đau 

Chiến tranh và bạo lực 

Luôn nương tựa vào cộng đồng 

Trở thành người giải thoát 

Chương 4
SỰ PHỤ THUỘC CỦA CHÚNG TA VỚI MÔI TRƯỜNG  

Sự hưởng ứng chung của cộng đồng 

Tác hại của khí thải nhà kính và carbon đen 

Vai trò của kĩ thuật công nghệ 

Cảnh giác đối với sự biến đổi khí hậu 

Nguồn nước ngọt cung ứng bị đe dọa 

Tuyệt chủng lần thứ sáu 

Giữ chúng trong lòng đất 

Khả năng bền vững 

Suy nghĩ cho thế hệ tương lai 

Thuế chất thải carbon 

Giá phải trả cho sự biến đổi khí hậu trong tương lai 

Bạn ăn thứ gì và khí thải nhà kính 

Dấu chân sinh thái của chúng ta 

Khí thải nhà kính hiện tại và trong quá khứ 

Tác hại của sự biến đổi khí hậu 

Hiệp ước chung và càng phải hơn thế 

Chương 5
TÀI SẢN CỦA CẢ NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO  

Chia sẻ phúc lợi toàn cầu 

Giàu có và lợi ích không cân đối trên toàn cầu 

Có vấn đề bất công ở những nước giàu không?

Mỗi quốc gia chọn mỗi kiểu bất công 

Những nỗ lực toàn cầu có thể làm giảm thiểu khổ đau

Đi vào khủng hoảng nóng lên toàn cầu 

Tăng trưởng kinh tế cứu nguy được chăng? 

Kết luận 

Chương 6
THƯỚC ĐO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG  

Phương pháp đo lường vượt xa hơn cả GDP 

Cái gì sai trong GDP? 

Ba phương thức đo lường hiệu quả kinh tế toàn diện 235

Tìm ra con số chính xác 

Chỉ số phát triển chân thật và
Chỉ số đời sống tốt đẹp 

Kết luận 

Chương 7
ĐÓN NHẬN KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO  

Thuế và chuyển đổi 

Nông nghiệp bền vững 

Đo lường và chuyển hóa 

Hòa bình và thịnh vượng 

Sản xuất xanh và sản phẩm xanh 

Tiền lương và cuộc sống cân bằng 

Sống tỉnh thức bằng tình thương yêu, từ bi và trí tuệ 

Hợp tác và hành động

Lời cảm ơn
ISBN9786049850714 (pbk)
Hits114
Created date2024.02.01
Modified date2024.02.01



Best viewed with Chrome, Firefox, Safari(Mac) but not supported IE

Notice

You are leaving our website for The full text resources provided by the above database or electronic journals may not be displayed due to the domain restrictions or fee-charging download problems.

Record correction

Please delete and correct directly in the form below, and click "Apply" at the bottom.
(When receiving your information, we will check and correct the mistake as soon as possible.)

Serial No.
692762

Search History (Only show 10 bibliography limited)
Search Criteria Field Codes
Search CriteriaBrowse