Site mapAbout usConsultative CommitteeAsk LibrarianContributionCopyrightCitation GuidelineDonationHome        

CatalogAuthor AuthorityGoogle
Search engineFulltextScripturesLanguage LessonsLinks
 


Extra service
Tools
Export
10 điều tâm niệm
Author Thích, Nhật Từ (著) ; Thích Nữ, Tâm Minh (校) ; Thích Nữ, Huệ Xuân (校)
Date2012
Pages126
PublisherNhà xuất bản Hồng Đức=Hong Duc Publishing House
Publisher Url https://www.facebook.com/profile.php?id=100054228320697
LocationHanoi, Vietnam [河內, 越南]
SeriesTủ sách Đạo Phật Ngày Nay
Series No.T20
Content type書籍=Book
Language越南文=Vietnamese
KeywordĐạo Phật; Giáo lí
AbstractCấu trúc của Mười điều tâm niệm gồm ba phần:

- Phần một, mô tả về mười nghịch cảnh với các đối tượng và cách đối trị để tất cả hành giả phải giữ chánh niệm và tỉnh thức, nhằm thấy được “mặt mũi” của chúng, nguyên nhân và cách thức đối trị.

- Phần hai là giải pháp đối trị, tìm đối tượng có tính đối lập ở mức độ cao nhất hay hơn để từ vế A của hiện thực khổ đau, ta có được vế B của tâm linh như là kết quả tất yếu của sự hành trì.

- Phần ba là phần khuyến tu như tựa đề chung của tác phẩm Bảo vương tam muội niệm Phật trực chỉ, để giúp ta thấy rõ hiện tính vô thường như bản chất và quy luật của sự vật hiện tượng để từ đó ta không quá bận tâm về những đổi thay liên hệ đến bản thân và tất cả những gì diễn ra xung quanh.

Trong phương pháp tu học của Phật giáo Bắc tông, vấn đề quán chiếu trên tâm niệm được xem như là phương pháp hành trì phổ biến nhất. Tác phẩm Mười điều tâm niệm đã được dịch và in ấn hầu hết trong các bản kinh tiếng Việt. Xuất xứ trong Đại chánh tân tu đại tạng kinh quyển 47 trang 373. Nội dung tác phẩm nhằm cô đọng về phương pháp khích tấn hành giả tu tập, được trích trong Luận bảo vương tam muội niệm Phật trực chỉ của Hòa thượng Diệu Hiệp và trở thành phổ biến trong sự tu học của Phật tử Bắc tông.

Trong các bản kinh, trang cuối thường có ghi Mười điều tâm niệm, và bên cuối dòng ghi chú Luận bảo vương tam muội. Nội dung nhằm chỉ thẳng về kỹ năng niệm Phật, giúp cho hành giả thiết lập được chánh niệm nhứt tâm bất loạn. Ai đạt được phương pháp thực tập như thế, thì sẽ sống trong thiền định mang tính cách là Bảo vương.

Tam muội là một loại thiền định, Bảo vương là tên của một loại ngọc quý. Trong kinh thường mô tả ngọc ngà, pha lê, mã não, san hô, hổ phách, trân châu. Gồm bảy loại ngọc quý; vua các loại ngọc quý này được hiểu theo kinh điển Đại thừa chính là kim cương. Kim cương được đức Phật sử dụng ẩn dụ sánh ví cho tuệ giác mà hành giả có thể đạt được thông qua tiến trình tu tập và hành trì. Khi đã đạt được tuệ giác Bảo vương tam muội, hành giả sẽ rất nhẹ nhàng và thư thái trong sinh hoạt, không bị vướng chấp trong tình đời; vươn lên, phấn chấn, tấn tu trong mọi chướng duyên, do vậy không có gì làm trở ngại.

Tại Việt Nam sự ứng dụng phổ biến của Mười điều tâm niệm vượt lên trên sự ứng dụng và hành trì của Phật tử Trung Quốc. Nguyên tác của tác phẩm, trong phần chính văn không có tiêu đề Mười điều tâm niệm mà là Mười chướng duyên hay Mười điều buông xả. Hòa thượng Trí Quang - dịch giả của tác phẩm đã chỉnh sửa tựa đề nhằm phù hợp với nội dung trong bối cảnh tu học của Phật tử Việt Nam để có sự hài hòa giữa Thiền tông và Tịnh Độ tông

Chữ “Tâm niệm” gợi lên sự thực tập, tiến trình của nó được diễn ra theo hai vế. Vế một là sự kiện có thực bao gồm rất nhiều điều không như ý. Vế hai là quán tưởng để mở ra một nội dung tâm linh. Trên cơ sở đó ta quên được nỗi khổ niềm đau. Kết quả còn lại là sự chuyển hóa tâm thức.

Việc thực tập cần phải được ghi nhớ trong tâm. Nghĩa là lúc nào hành giả cũng phải nhớ, và ứng xử trên nền tảng của những điều đạo lý được giảng dạy.

Tâm niệm là một tiến trình tự ý thức, nhằm nâng cao năng lực và sự tập trung của ta hướng đến một mục đích cao thượng tốt đẹp. Học thuộc lòng chỉ là cách cài đặt dữ liệu vào trong kho tàng trí thức, ký ức của con người. Qua thời gian, các dữ liệu của sự thuộc lòng có thể quên mất bởi vì nó không gây một sự chấn động tâm nào hay một ý niệm sâu sắc nào có thể dẫn đến khuynh hướng hành động trong cuộc sống. Trong khi đó, những điều quan trọng được chư Phật và các vị Tổ sư Phật giáo dạy ta phải tâm tâm niệm niệm. Nghĩa là trong mỗi khoảnh khắc thời gian trôi qua, ta phải luôn ghi nhớ những điều này trong tâm khảm của mình, để trước nhất trở thành phản ứng có điều kiện và sau đó trở thành phản ứng vô điều kiện. Hành giả tiếp nhận nó một cách linh hoạt trong hoàn cảnh hay điều kiện nào, con người cũng có thể ứng xử và ứng dụng nó nhằm giúp mình được lợi lạc và an vui.

Như vậy, Mười điều tâm niệm
Table of contentsThay lời tựa vii
Điều 1: Tu trong bệnh tật 1
Ứng dụng Tứ diệu đế 6
Đừng cầu không bệnh tật 8
Cách đức Phật vô hiệu hóa khổ đau 11
Giúp người thân vượt qua khổ đau 13
Điều 2: Tu trong hoạn nạn 17
Không sợ hoạn nạn 19
Quán vô ngã để vượt qua hoạn nạn 22
Hoạn nạn là thường tình 24
Phớt lờ thị phi 28
Giá trị của rũ bỏ tích cực 30
Điều 3,4: Sở học thấu đáo và đạo hạnh thanh cao 33
Các cõi quy chiếu vào tâm 35
Làm chủ tâm ý 38
Nền tảng Phật pháp cần nắm 40
Hai lớp nghĩa của lời Phật 46
Truyền thống và tiếp biến 50
Đại nghi đại ngộ 52
Xây dựng đạo hạnh 54
Nghịch cảnh và đạo hạnh 58
Điều 5, 6, 7: Thái độ lập nghiệp 63
Thái độ lập nghiệp 65
Lợi hành vô ngã vị tha 70
Không bận tâm trước khen chê 77
Điều 8,9,10: Ân nghĩa và oan trái 83
Thi ân bất cầu báo 85
Danh lợi là phù hoa 95
Chuyển hóa nỗi oan 101
Nói thật để giải oan 101
Im lặng như thiền định 103
Đừng để kiên nhẫn bị hàm oan 105
Nỗi oan Thị Kính 107
Tuyên bố sự thật 111
Vấn đáp 113
Hits23
Created date2024.09.12
Modified date2024.09.13



Best viewed with Chrome, Firefox, Safari(Mac) but not supported IE

Notice

You are leaving our website for The full text resources provided by the above database or electronic journals may not be displayed due to the domain restrictions or fee-charging download problems.

Record correction

Please delete and correct directly in the form below, and click "Apply" at the bottom.
(When receiving your information, we will check and correct the mistake as soon as possible.)

Serial No.
703484

Search History (Only show 10 bibliography limited)
Search Criteria Field Codes
Search CriteriaBrowse