|
|
|
|
|
|
|
Cẩm nang viết khảo luận, luận văn và luận án |
|
|
|
著者 |
Thích, Nhật Từ (著)
|
出版年月日 | 2018 |
ページ | 271 |
出版者 | Nhà xuất bản Hồng Đức=Hong Duc Publishing House |
出版サイト |
https://www.facebook.com/profile.php?id=100054228320697
|
出版地 | Hanoi, Vietnam [河內, 越南] |
シリーズ | Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay |
シリーズナンバー | T03 |
資料の種類 | 書籍=Book |
言語 | 越南文=Vietnamese |
キーワード | Giáo dục học; Nghiên cứu khoa học; Nghiên cứu sinh; Sau đại học; Kĩ năng viết |
抄録 | Phương pháp nghiên cứu, ngày nay, hơn bao giờ hết, đã trở thành một trong những vấn đề trọng tâm không chỉ của các hoạt động mang tính học đường mà còn của tất cả mọi lãnh vực khác. Làm việc thiếu phương pháp thì thời gian, công sức, năng lực có thể hao tốn rất nhiều nhưng thành quả đạt được chẳng bao nhiêu.
Về phương diện kết quả, sự thành công của con người có thể nhờ vào sự nỗ lực, phấn đấu trong kiên trì và không gián đoạ . Về phương diện hiệu quả , sự phấn đấu và kiên trì vẫn chưa gọi là đủ. Mức độ thành công tùy thuộc vào rất nhiều phương pháp hay kỹ năng làm việc. Có nỗ lực, kiên trì, bền bỉ theo đuôi mục đích hay không thể đạt được như mong muốn. Vì vậy, phương pháp đóng vai trò vô song trong việc nâng cao hiệu xuất của công việc nói chung, công tác khảo cứu nói riêng.
Nhờ biết phương pháp khảo cứu, nhà nghiên cứu có thể đầu tư thời gian làm việc ít nhưng lại thâu hoạch được thành quả công việc cao. Nhanh-hiệu quả -chất lượng là ba đặc tính của một khảo cứu có phương pháp .
Tại các nước tiên tiến, nhất là các nước chịu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Mỹ, phương pháp nghiên cứu là một trong những bộ môn được đưa vào giảng dạy ở cấp cử nhân. Tại các nước chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Anh, phương pháp nghiên cứu chỉ được giới thiệu ở cấp phó tiến sĩ. Nhờ được đào luyện về phương pháp nghiên cứu từ cấp cử nhân, sinh viên ngoại quốc đã bắt đầu dấn thân vào con đường nghiên cứu đúng nghĩa, ở nhóm tuổi trẻ trung đầy sức lực và sáng tạo, để cho ra đời những tác phẩm vô song vô song và bất hủ. Lúc này sinh viên không còn nhe và tin vào những gì thầy cô giáo giảng dạy trên lớp một cách thụ động và không đặt vấn đề như ở cấp trung học trở xuống nữa. Đối với sinh viên nắm vững về phương pháp nghiên cứu, kiến thức hay thông tin của thầy cô giáo cũng chỉ là một trong những nguồn tài liệu tham khảo như bao nhiêu nguồn tài liệu khác. Kiến thức của sinh viên được phát triển và lớn dần cho biết cách tham khảo tài liệu, có phương pháp tư duy và viết một cách độc lập và sáng tạo. Trong khi đó, hệ thống giáo dục Anh làm cho sinh viên chậm phát triển hơn về phương diện dấn thân vào con đường sáng tác độc lập, so với hệ thống Mỹ, chỉ vì do phương pháp nghiên cứu được giới thiệu quá trễ!
Tại Việt Nam ta, do thiếu tài liệu tham khảo, bộ môn phương pháp nghiên cứu hiếm khi được triển khai ở cấp học cử nhân và cao học một cách chính thức. Thỉnh thoảng có một số trường đưa nó vào giảng dạy ở cấp cao học hoặc phó tiến sĩ. Có lẽ chính vì thế có quá ít các sáng tác của ta đạt được tiêu chuẩn quốc tế về ba phương diện: phương pháp nghiên cứu, phong cách trình bày và chất lượng nghiên cứu. Trong khi phần lớn tác phẩm còn lại dù đạt yêu cầu về chất lượng, nhưng không đạt tiêu chuẩn về phương pháp nghiên cứu và cách thức trình bày. Một tác phẩm có nhiều giá trị về phương diện khám phá nhiều vấn đề mới mẻ trong một lĩnh vực nghiên cứu nào đó, nhưng đề xuất quá nhiều lỗi về chính tả, văn phạm, cách trình bày cước chú và thư mục không đúng cách v.v.. sẽ có thể làm cho độc giả khó tánh nghi ngờ về chất lượng nghiên cứu vốn có của nó. Một tác giả chu đáo rõ ràng không thể để cho các thiếu sót này, dù nhỏ nhặt, làm phiền và giảm uy tín chất lượng sáng tác của mình.
Trong chiều hướng đó, quyển sách nhỏ này ra đời với một hy vọng khiêm tốn rằng nó sẽ góp phần nào đó trong việc san bằng các khoảng cách thiếu hụt về phương pháp nghiên cứu tại Việt Nam. Tập sách này nhằm cung cấp cho các bạn sinh viên mới bắt đầu dấn thân vào sự nghiệp nghiên cứu hay cho những người ham thích sáng tác nói chung, những chỉ dẫn cần thiết về các mặc ước mang tính quốc tế về viết tắt, về phép chấm câu, về phép viết hoa và nghiêng , về các bộ phận của một bài thảo luận hay luận án, về cách trình bày các bộ phận đó, về cách đọc vả ghi chép tài liệu, về cách soạn thảo và viết bản thảo, về cách ghi cước chú, về cách trình bày thư mục tham khảo , phần phụ lục , bảng giải thích thuật ngữ, bảng chú dẫn mục từ, và cách biên tập và đánh giá bản thảo trư |
目次 | Lời giới thiệu của HT. Thích Trí Quảng xi Lời nói đầu xv Chương I: Tổng luận về nghiên cứu 1 Khái niệm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 1 Phân loại nghiên cứu 6 Tiêu chuẩn chung và chuyên môn của nhà nghiên cứu 8 Các loại đề tài nghiên cứu 11 Các phương pháp nghiên cứu 14 Nguồn tài liệu nghiên cứu 19 Tiến trình nghiên cứu 24 Các thành phẩm nghiên cứu 27 Chương II: Tiến trình soạn thảo khảo luận, luận văn và luận án 33 Dẫn nhập 33 Định nghĩa vấn đề 34 Chọn đề tài 36 Giới hạn về phạm vi nghiên cứu của đề tài 40 Lập chương trình làm việc 41 Tham khảo tài liệu sơ khởi 42 Phác thảo dàn bài sơ bộ 43 Phác thảo thư mục làm việc 44 Đọc và ghi chú tài liệu 46 Phân tích tài liệu ghi chép 52 Phác thảo dàn bài chi tiết 52 Viết bản thảo 54 Chương III: Cấu trúc của luận án 57 Dẫn nhập 57 Về phần dẫn nhập 59 Trang bìa 59 Trang đệm hay trang nửa tựa đề 61 Trang tựa đề hay nhan đề 61 Trang xác nhận của giáo sư hướng dẫn và giáo sư trưởng bộ môn 61 Tuyên bố của sinh viên hay nghiên cứu sinh (nếu yêu cầu) 61 Lời nói đầu 63 Lời cảm ơn 63 Bảng mục lục 64 Các minh họa / bảng liệt kê 66 Bảng viết tắt 68 Về phần văn bản 69 Chương dẫn nhập 69 Các chương nội dung 70 Chương kết luận hay tóm tắt 72 Về phần tham khảo 73 Phần phụ chú 73 Bảng giải thích thuật ngữ 75 Thư mục tham khảo 76 Bảng chú dẫn mục từ 76 Chương IV: Đề cương luận án và bản tóm tắt luận án 83 Đề cương luận án 83 Dẫn nhập 83 Chọn đề tài 84 Các hợp phần của đề cương luận án 85 Ý nghĩa nghiên cứu hay tầm quan trọng của đề tài 85 Điểm qua lịch sử hay văn học về đề tài 87 Kế hoạch nghiên cứu 90 Cấu trúc chương của luận án 95 Thư mục tham khảo 96 Bản tóm tắt luận án 100 Chương V: Cách tìm tài liệu trong thư viện 103 Dẫn nhập 103 Chức năng của thư viện 104 Tiêu chí tìm sách 104 Tìm tài liệu qua hệ thống các thư mục chính 105 Hệ thống phân loại thập phân Dewey 106 Chương VI: Cước chú và hậu chú 117 Định nghĩa cước chú và hậu chú 117 Chức năng của cước chú và hậu chú 118 Ưu điểm và khuyết điểm của cước chú và hậu chú 119 Cách đánh số và trình bày cước chú và hậu chú 120 Các qui định về cước chú và hậu chú 123 Phong cách trình bày cước chú, hậu chú chi tiết 126 Phong cách trình bày cước chú / hậu chú vắn tắt 133 Các ký hiệu viết tắt thường được sử dụng trong cước chú và hậu chú 138 Cách dùng vài ký hiệu viết tắt thông dụng trong cước chú và hậu chú 150 Chương VII: Phương pháp trích dẫn 155 Dẫn nhập 155 Phân loại trích dẫn 156 Các trường hợp trích dẫn trực tiếp 157 Các tiêu chí chung về trích dẫn trực tiếp 158 Cách trình bày trích dẫn ngắn và dài 160 Cách tỉnh lược đoạn trích dẫn 163 Cách thêm vào đoạn trích dẫn 165 Các trích dẫn đặc biệt 167 Chương VIII: Thư mục tham khảo 175 Định nghĩa thư mục tham khảo 175 Tầm quan trọng của thư mục tham khảo 176 Chức năng của thư mục tham khảo 177 Sự khác nhau giữa thư mục tham khảo và cước chú 178 Các qui định căn bản về thư mục tham khảo 179 Phân loại thư mục tham khảo 182 Cách trình bày thư mục tài liệu gốc không thuộc kinh điển tôn giáo và thư mục tác phẩm nghiên cứu 187 Cách trình bày thư mục tài liệu gốc thuộc kinh điển tôn giáo 192 Cách trình bày thư mục tham khảo nhấn mạnh năm xuất bản 194 Cách soạn thư mục tham khảo về một chủ đề 196 Chương IX: Bảng viết tắt 203 Chức năng của bảng viết tắt 203 Phạm vi ứng dụng 203 Phân loại bảng viết tắt 204 Tiêu chí viết tắt 204 Một số bảng viết tắt mẫu 206 Chương X: Thủ tục tiến sĩ 219 Thủ tục tiến sĩ là gì? 219 Các loại văn bằng tiến sĩ 219 Ghi danh vào sổ bộ nghiên cứu sinh 225 Hệ thống thi cử của khóa học tiến sĩ 228 Chương XI: Biên tập |
ISBN | 9786048960971 (pbk) |
ヒット数 | 24 |
作成日 | 2024.09.10 |
更新日期 | 2024.09.12 |
|
Chrome, Firefox, Safari(Mac)での検索をお勧めします。IEではこの検索システムを表示できません。
|
|